Thảm sát – Liệu có phong thủy gây ra vấn đề

/ / Thiên cảm
hangphuong.com

(Tiếp theo thắc mắc về thảm sát hàng loạt)

Tại các vùng ngoại ô, những nơi vừa được đô thị hóa, luôn có nhiều tệ nạn đặc kịt hơn những vùng thuần nông hoặc người ta đã là thành phố rồi.

Những cô gái quê ra tỉnh thì cũng dễ có vấn đề hơn là những người ở thành phố sẵn, hoặc những người cứ ở quê.

Một thuyết cho rằng đó là do sự thích nghi, khi chuyển đổi môi trường sống, người ta phải thay đổi các hành vi và trong thời gian ngắn, họ chưa kịp thích nghi.

Ví dụ ở vùng nào mà đất trước kia vốn rẻ, thuần nông, làng xóm ở theo đúng kiểu quê, một nhà thì thào là cả làng biết chuyện. Người ta bảo vệ nhau bằng việc SỢ ĐIỀU TIẾNG, và bảo vệ nhau bằng CÁI NGHÈO GIỐNG NHAU.

Ở thành phố, người ta quen với nhịp sống không cần quan tâm lẫn nhau quá nhiều, mặc kệ thiên hạ, thực dụng và họ cũng giàu thật, họ có công việc như người phố

Chứ không phải người quê bán đất cho dự án, mất việc rồi làm công nhân hay là mất việc, bán đất, chả có gì làm, cầm cục tiền ko có thói quen giữ tiền, thế là vài hôm tiền ra đi hết, còn nghèo hơn xưa vì chả có gì làm. Cái người ở dạng nửa tỉnh nửa quê hay rơi vào trường hợp tương tự như vậy.

Mình không có ý chê xuất thân, vì nếu như ở một vùng xa hẳn đô thị thì con người cũng yên bình lắm.

Khi nhìn nhận nhân quả một sự việc, khẳng định luôn, là trong trường hợp chúng ta chưa phải là đấng đại giác đại trí đại toàn thiện, chúng ta chỉ có thể thấy duy nhất một vài khía cạnh của sự việc. Ví dụ có người thì thấy là phong thủy vùng đất luân chuyển khi họ tin phong thủy, có người như các nhà xã hội học, thấy sự biến đối của đặc tính văn hóa – xã hội, có người nhà giáo dục, thì nghĩ là văn hóa và giáo dục của thôn có vấn đề, người chuyên nghiên cứu về bạo lực gia đình hoặc tâm lý học, thì sẽ nghĩ khác, còn thầy tướng số thì nghĩ tới chuyện xem sát thủ mặt mũi thế nào, người xem tử vi thì sẽ nghĩ rằng: Cách cục sát nhân nằm ở đâu nhỉ….

Có giống thầy bói xem voi không? Cũng đúng, và cũng không đúng, vì định luật toàn ảnh, một phần tử nhỏ cũng thể hiện toàn bộ tổng thể, nên khám một điểm cũng suy ra được toàn ảnh. Nhưng cũng đúng vì mỗi người chỉ NHÌN THẤY ĐÚNG CÁI MÀ NGHIỆP CỦA HỌ CHO HỌ THẤY.

Nghiệp là nghề nghiệp, là thói quen, và là kết quả của hành động.

Chứng kiến một vụ trọng án thì người chuyên đóng vai thủ ác sẽ không căm phẫn như xã hội, mà có khi lại ngồi nghiên cứu xem làm sao lần sau gây án có thể thoát tội!

Nên tất cả các góc nhìn chỉ là một khía cạnh. Chúng ta quan sát và nói: Có thể, nhưng không có nghĩa là VÌ ĐÓ.